Thông tin luận án tiến sĩ: “Quản lý đào tạo nghề theo tiếp cận CIPO tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ” của nghiên cứu sinh Nguyễn Xuân Tạo

01/03/2024
11.14 AM
Đại học Đồng Tháp
623

- Tên đề tài luận án: “Quản lý đào tạo nghề theo tiếp cận CIPO tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ”
- Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục; Mã số Ngành/Chuyên ngành: 9.14.01.14
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Tạo
- Tập thể Người hướng dẫn:
1. PGS.TS Nguyễn Văn Đệ; Nơi công tác: Trường Đại học Đồng Tháp
2. PGS. TS. Phạm Văn Sơn; Nơi công tác: Tạp chí Thiết bị Giáo dục
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Đồng Tháp.
Những đóng góp mới của luận án
* Tính mới về mặt lý luận của luận án
Luận án đã phân tích, đánh giá, tổng hợp các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề, qua đó tiếp tục khai thác và chỉ ra một số yếu tố mà các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến hoặc phân tích chưa sâu như yếu tố đầu vào về nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phát triển đào tạo nghề. Đối với các yếu tố quá trình đào tạo nghề (Chương trình đào tạo; phương pháp đào tạo; hình thức đào tạo…). Luận án đã phân tích theo hướng ứng dụng công nghệ số và thực hiện chuyển đổi số quá trình đào tạo nghề. Đối với các yếu tố đầu ra về người học tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra, luận án đã tổng hợp, so sánh các mô hình quản lý đào tạo và đã chỉ ra rằng các yếu tố quá trình quản lý đào tạo nghề có sự gắn kết chặt chẽ, liên quan nhau và có trọng số gần như nhau, chứ không chỉ yếu tố đầu ra là quan trọng nhất. Tại thời điểm nghiên cứu, luận án đã phân tích, diễn giải các yếu tố quá trình quản lý đào tạo nghề dựa theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định mới của Luật giáo dục nghề nghiệp (2014) và thông tư 15, 28 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khung lý luận của luận án được diễn đạt theo cấu trúc diễn tiến của các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra trong bối cảnh mới (Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước và sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) và được liệt kê bao hàm tất cả các yếu tố của quá trình đào tạo nghề theo thực tế hiện nay ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đó có nhấn mạnh đến yếu tố nghiên cứu khoa học; hợp tác toàn diện với doanh nghiệp ngay từ đầu vào, quá trình, đầu ra của quá trình đào tạo nghề; xây dựng môi trường học tập tích cực và có chú ý đến tác động bối cảnh xã hội hiện tại; chứ không phải đơn thuần là các yếu tố tổ chức quá trình dạy học được thực hiện trên lớp như trước đây. Những điểm mới nêu trên sẽ đóng góp có ý nghĩa vào tri thức khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục nghề nghiệp hiện nay.
* Tính mới về mặt thực tiễn của luận án
Luận án đã thiết kế bộ công cụ khảo sát mới theo các yếu tố quản lý chất lượng quá trình đào tạo nghề từ yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra dưới tác động bối cảnh xã hội. các thành tố trong từng thang đo được kiểm định T test với hệ số tin cậy cao, được kiểm chứng qua phần mềm SPSS 22.0.
Dữ liệu khảo sát thực trạng quản lý đào tạo nghề hoàn toàn mới, phản ánh trung thực, mang tính đặc thù ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Qua đó chỉ ra chỉ ra được những hạn chế và đề xuất các giải pháp trong quản lý đào tạo nghề như đã nêu trong phần tóm tắt nội dung của luận án. Các nhóm giải pháp vừa áp dụng cho Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, mang tính đặc thù nhưng cũng có thể áp dụng chung cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cả nước, tùy vào bối cảnh của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mà chủ thể quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể linh hoạt ứng dụng các giải pháp sao cho phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Luân án là nguồn tham khảo mới cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay. 
Title of the doctoral thesis: Vocational training management according to the CIPO approach at vocational education and training institutions in South Central Coast region 
- Field/Specialization: Educational Management;   Specialization: 9.14.01.14
- Full name of the PhD. Student: Nguyen Xuan Tao
- Supervisor Team (Full name, Academic rank, Academic degree):
1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van De;
2. Assoc. Prof. Dr. Pham Van Son
- Educational Institution: Dong Thap University.
New contributions by the thesis
The dissertation has analyzed, evaluated, and synthesized research works on VT management, thereby further exploring and pointing out some factors that previous research works have not addressed or analyzed deeply, such as the input factor of financial resources investment for VT development activities. Regarding the VT process factors (VT curriculum, VT methods, VT forms...). The dissertation has analyzed from the perspective of applying digital technology and implementing digital transformation in the VT process. For the output factors concerning the graduates meeting the output standards, the dissertation has synthesized, compared management models in VT and has shown that the process factors of VT management are closely interconnected, related to each other, and have nearly equal weights, rather than just the output factor being the most important. At the time of the study, the dissertation has analyzed, interpreted the process factors of VT management based on quality inspection criteria according to the new regulations of the VET Law (2014) and Circulars 15, 28 of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs. The theoretical framework of the dissertation is expressed in the progressive structure of input, process, output factors in the new context (the country's increasingly deep international integration and the strong development in science and technology of the Fourth Industrial Revolution) and lists all VT factors according to realities in VET institutions such as scientific research factor; comprehensive cooperation with enterprises from the input, process, output of the vocational training process and pays attention to the impact of the current social context; developing a positive learning environment, rather than just focusing on organizing teaching processes conducted in classrooms as before. These new points will contribute significantly to the scientific knowledge of educational management in the context of comprehensive innovation of  VET.
The dissertation has developed a new survey questionnaire based on the factors of quality management in VT processes from input, process, output to the influence of the social context. The elements in each the scale were tested through SPSS 22.0 software. The survey data on the status quo of VT management is entirely new and specific to the SCR. The dissertation has pointed the limitations out and proposed solutions in VT management. The solution groups are suitable for application VT management according to the CIPO approach at VET institutions in the SCR. Depending on the context of each VET institution, the managers flexibly apply the solutions that are suitable for practical situations of the VET institutions.

Thông tin chi tiết của luận án:
https://drive.google.com/file/d/1hnc6tLqTmFG-76e7-YfvrmVxghjEz14v/view?usp=sharing